Tin Quốc Tế

Liên minh châu Âu cân nhắc “cẩm cửa” sợi carbon, các hãng xe ô tô lo lắng


Sợi carbon – vật liệu nổi tiếng vì nhẹ hơn nhôm và cứng hơn thép – đang đứng trước nguy cơ bị cấm sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô tại châu Âu. Theo một bản dự thảo sửa đổi chỉ thị “Xe hết niên hạn sử dụng” (ELV) của Nghị viện châu Âu, sợi carbon lần đầu tiên trên thế giới bị phân loại là vật liệu độc hại.

Chỉ thị ELV điều chỉnh việc tháo dỡ và tái chế xe nhằm mục tiêu thân thiện với môi trường hơn. Dù hiện tại các vật liệu nguy hại như chì, thủy ngân, cadimi hay crôm hóa trị sáu vẫn được miễn trừ trong ngành ô tô, thì sợi carbon có thể đối mặt với lệnh cấm hoàn toàn nếu bản dự thảo được thông qua. Lý do là khi bị thải bỏ, các sợi nhỏ trong vật liệu này có thể phát tán vào không khí, gây đoản mạch trong thiết bị và kích ứng da hoặc niêm mạc nếu tiếp xúc với người.

Liên minh châu Âu cân nhắc "cẩm cửa" sợi carbon, các hãng xe ô tô lo lắng- Ảnh 1.

Sợi carbon đang được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không, sản xuất cánh tuabin gió, xe hơi và cả mô tô phân khối lớn nhờ độ bền cao và trọng lượng nhẹ. Dù chi phí sản xuất đắt đỏ hơn nhiều so với nhôm và thép, nhưng các lợi ích về hiệu suất khiến nó vẫn là lựa chọn ưu tiên của nhiều hãng xe, đặc biệt là trong bối cảnh các nhà sản xuất xe điện đang nỗ lực giảm khối lượng phương tiện.

Thị trường sợi carbon toàn cầu hiện trị giá khoảng 5,48 tỷ USD (năm 2024) và được dự đoán sẽ tăng lên hơn 17 tỷ USD vào năm 2035. Riêng ngành ô tô chiếm từ 10% đến 20% nhu cầu hiện tại và tỷ trọng này đang tăng nhanh khi các hãng tìm cách cải thiện phạm vi hoạt động và khả năng xử lý xe điện. Với khối pin lớn khiến xe điện nặng hơn xe xăng, sợi carbon được xem là giải pháp lý tưởng để giảm trọng lượng.

Nếu lệnh cấm được áp dụng, những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là ba tập đoàn Nhật Bản đang chiếm 54% thị phần toàn cầu về sợi carbon: Toray Industries, Teijin và Mitsubishi Chemical. Đặc biệt, 50% doanh thu ngành ô tô sử dụng sợi carbon của Toray đến từ thị trường châu Âu, trong đó ô tô là mảng lớn thứ ba sau hàng không và điện gió.

Không chỉ xe điện, nhiều hãng xe thể thao và siêu xe sử dụng sợi carbon trong xe xăng và xe lai. McLaren thậm chí còn làm toàn bộ khung gầm xe từ vật liệu này. Tuy nhiên, nếu đề xuất được thông qua, lệnh cấm sẽ không có hiệu lực trước năm 2029 – tạo ra khoảng thời gian bốn năm để các hãng xe điều chỉnh sản phẩm.

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng còn quá sớm để hoảng hốt. Tình hình chính trị và kinh tế toàn cầu có thể thay đổi nhanh chóng, như khi Mỹ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu vào tháng 4/2025 đã khiến thị trường toàn cầu chao đảo.



Nguồn : Source link

Tin Liên Quan

Back to top button